HRD Tutorial
HDR (High Dynamic Range) – tạm dịch: Tăng cường dải cường độ sáng
– là một phong cách chơi ảnh số nhằm thể hiện ở mức cao nhất chi tiết
hình ảnh ở các vùng ánh sáng và màu sắc hình ảnh. Việc chụp được một bức
ảnh duy nhất thể hiện đầy đủ màu sắc và chi tiết ở cả 3 vùng sáng mạnh
(highlights), trung bình (midtones) và yếu (shadows) là điều hết sức
khó khăn và gần như bất khả thi. HDR là giải pháp chụp nhiều bức ảnh ở
các chế độ phơi sáng khác nhau rồi sử dụng các phần mềm để lồng ghép
các bức ảnh đó lại thành một bức duy nhất. VinaCamera.com xin có bài
hướng dẫn tạo ảnh HDR sau.
Đại nội – Huế
Công Cụ
- Máy ảnh số DSLR
- Chân máy (tripod)
- Điều khiển từ xa có dây hoặc không dây (remote shutter release – radio/cord) – Tham khảo
- Phần mềm Photomatix
- Phần mềm Photoshop
- Chân máy (tripod)
- Điều khiển từ xa có dây hoặc không dây (remote shutter release – radio/cord) – Tham khảo
- Phần mềm Photomatix
- Phần mềm Photoshop
Các Bước Thực Hiện
1. Đặt máy lên chân máy và nếu cần sử dụng dây bấm hoặc điều khiển từ xa để bảo đảm triệt tiêu rung máy.
2. Chụp 5 ảnh cùng một kiểu ở chế độ nhóm ảnh chênh phơi sáng (bracketing – VinaCamera.com gọi là “gói phơi sáng”)
với bước chênh là 1 giá trị EV (exposure value). Ta sẽ được 5 tấm ảnh
lần lượt có giá trị phơi sáng EV0, EV+1, EV+2, EV-1, EV-2. Nếu máy ảnh
của bạn chỉ có thể chụp được nhóm 3 ảnh, bạn có thể chụp ở định dạng
ảnh thô (RAW), sau đó sử dụng Photoshop mở ảnh EV+1 và chỉnh phơi sáng
để ảnh sáng lên thêm 1 EV (tạm gọi là EV+2) và mở ảnh EV-1 chỉnh phơi
sáng để ảnh tối đi thêm 1 EV (tạm gọi là EV-2). Lưu cả 5 ảnh vào một
thư mục, tạm gọi là My HDR.
3. Mở Photomatix và nhấn Generate HDR image (Tạo ảnh
HDR). Sau đó tìm tới thư mục My HDR và chọn mở cả 5 ảnh. Đặt độ chênh
ánh sáng (Specify EV spacing) bằng 1 hoặc điền giá trị ánh của từng ảnh
(ở đây là +1, +2, 0, -1, -2) rồi nhấn OK.
4. Chỉnh tông màu tạo ảnh HDR bằng công cụ Tone Mapping trên Photomatix. Điều chỉnh các chỉ số đến khi bạn được bức ảnh mong muốn.
5. Lưu ảnh (ở định dạng JPEG chẳng hạn). Mở ảnh vừa
tạo bằng Photoshop và chỉnh sửa thêm ánh sáng sử dụng các công cụ
Levels, Curves và Brightness/Contrast và các công cụ khác để hiệu chỉnh
tới khi có được bức ảnh HDR mong muốn.
Ghi chú: Bạn cũng có thể tạo ảnh HDR bằng một ảnh
RAW duy nhất bằng cách mở ảnh RAW trên Photoshop và chỉnh phơi sáng EV+1
và EV-1 và lưu 2 ảnh này thành 2 tệp khác nhau rồi áp dụng các bước 3,
4 và 5 như trên. Tuy nhiên, ảnh HDR tạo được sẽ không ấn tượng lắm do
khi chỉ chụp 1 bức duy nhất đã không ghi được đủ dải sắc màu thực tế.
Một góc trời Hà Nội tháng 6 (Ảnh VinaCamera.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét